DÒNG SỰ KIỆN. * BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG* BẤT ĐỘNG SẢN 2018

CẦU MÃ ĐÀ – ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG THÚC ĐẨY BÌNH PHƯỚC PHÁT TRIỂN

Sưu tầm
30/11/2020 00:00
Cầu Mã Đà khi được tái lập sẽ giúp Bình Phước rút ngắn khoảng cách tới Quốc lộ 1, Sân bay Long Thành và các cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Với vai trò này, có thể dùng hình ảnh so sánh cầu Mã Đà là “kênh đào Panama” của Bình Phước, một lối đi tắt mang lại nhiều thuận tiện, cơ hội phát triển không chỉ riêng cho Bình Phước mà cả khu vực.

Theo như quy hoạch của tỉnh Bình Phước, tái lập cầu Mã Đà được xem là dự án chiến lược trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, bởi đây là cây cầu duy nhất nối liền 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, thông qua đường DT.753 thuộc Bình Phước và DT.761 của Đồng Nai.

Cầu Mã Đà có vị trí chiến lược, được kỳ vọng sẽ giúp các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước rút ngắn khoảng cách tới Quốc Lộ 1, sân bay Quốc tế Long Thành. Khi Cầu Mã Đà được xây dựng xong thì góp phần bắc ngang con sông tiếp giáp giữa hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, đồng thời nối vào Vườn quốc gia Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, xe máy, ô tô dễ dàng di chuyển qua cầu Mã Đà và đi theo tuyến đường Bà Hào - sân bay Rang Rang, nối ĐT761 rồi tới thẳng Quốc Lộ 1 nhanh chóng, thay vì phải đi vòng qua tỉnh Bình Dương như hiện nay.

Bước đệm quan trọng của kinh tế Bình Phước

Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích mang lại của cầu Mã Đà và tuyến đường nêu trên, trong giai đoạn sau tái lập tỉnh, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Bình Phước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp tỉnh lộ 753 đến sông Mã Đà, đề nghị tỉnh Đồng Nai phối hợp, hỗ trợ xây dựng cầu, đường để kết nối đôi bờ, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.

Vào sáng 11/6/2020, đoàn công tác của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh Bình Phước do ông Phạm Công, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban KT-NS làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải (GTVT), lãnh đạo Sở GTVT đã phân tích rõ những tuyến đường liên tỉnh, liên huyện cần điều chỉnh chiều dài, quy mô; bổ sung một số tuyến kết nối vùng, khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp và nhu cầu vốn dự kiến chi từng giai đoạn đặc biệt là kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng cầu Mã Đà, huyện Đồng Phú.

    Nút giao thông cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

Xét về yếu tố kinh tế vĩ mô, cầu Mã Đà là con đường ngắn nhất kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, đây là tuyến đường gần nhất để Bình Phước tiếp cận quốc lộ 20, đặc biệt quốc lộ 1A – con đường xương sống, huyết mạch nối liền kinh tế 2 miền Nam Bắc. Theo đó, khi được đưa vào sử dụng, thì khoảng cách đi lại từ Đồng Xoài – trung tâm thành phố tỉnh Bình Phước, đến ngã ba Dầu Giây – nút thắt giao thông TP. HCM, Đà Lạt, Đồng Nai; Cao tốc Long Thành – Dầu Giây rút ngắn chỉ còn hơn 50km, trong khi lộ trình hiện tại bắt buộc phải đi vòng qua tỉnh Bình Dương (đi từ ĐT741 - ĐT746 (hoặc ĐT747) Tân Uyên - quốc lộ 1 Dầu Giây) đường nhỏ, quanh co và có khoảng cách gần 120 km.

Động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực

Xét về mặt vi mô, kinh tế khu vực tại địa phương, khi cầu Mã Đà được xây dựng, nó sẽ tạo nên diện mạo hoàn toàn mới cho huyện Đồng Phú, đặc biệt là khu vực xung quanh trục DT753.

Bên cạnh đó, DT. 753 còn được đánh giá là cung đường ngắn nhất để kết nối các tỉnh Tây Nguyên xuống Bình Phước về sân bay Quốc tế Long Thành và ra đến cảng Thị Vải – Cái Mép, phục vụ nhu cầu đi lại – vận chuyển hàng hóa cũng như xuất nhập khẩu ra thế giới.

Tại Báo cáo Kết quả khảo sát các phương án hướng tuyến, cự ly đường từ TP. Đồng Xoài – Sân bay Long Thành – Cảng Cái Mép Thị Vải đã đưa ra phương án kết nối Đồng Xoài – Cảng Thị Vải tuyến từ thành phố Đồng Xoài – Mã Đà – thành phố Biên Hòa với tổng chiều dài khoảng 165km. Trong đó, tuyến kết nối QL.13, QL.14 với QL.1A và các tuyến Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây cũng như Dầu Giây – Liên Khương. Đồng thời, trong tương lai còn hình thành các tuyến cao tốc Biên Hòa, Vũng Tàu, Cẩn Mỹ - Phan Thiết…

Qua đó có thể thấy rằng, việc tái lập cầu Mã Đà là một trong những dự án nổi bật và quan trọng bậc nhất của tỉnh Bình Phước trong thời gian tới, vì những lợi ích kinh tế mang tính chiến lược dài hạn, hạ tầng giao thông đồng bộ mà nó mang đến cho Bình Phước cũng như Đồng Nai ngay khi được đưa vào vận hành.

TAG: